Các họa tiết trên vải trong Hắc Quản gia – phần “Blackwatch”

Tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng Yana Toboso đặc biệt chú ý đến việc miêu tả trang phục của các nhân vật trong manga và tranh lẻ, cũng như chất liệu tạo ra chúng.

Hãy cùng xem những hoa văn dệt cổ điển và phi cổ điển nào được tìm thấy trên trang phục của các nhân vật trong Hắc Quản gia.

Blackwatch

Blackwatch

Đầu tiên, hãy chú ý đến họa tiết ca-rô mà Yana Toboso đã sử dụng để thiết kế bìa cuốn Kuroshitsuji Artworks vol.3.

Hoa văn này có tên là Blackwatch, là một trong những loại hoa văn tiêu biểu nhất của Scotland – hoa văn Tartan. Blackwatch là những sọc có ba màu đen, xanh lam và xanh lục.

Hoa văn tartan

Thuật ngữ “tartan” bao hàm cả tấm vải len dệt và hoa văn trên vải, được dệt bằng cách đan xen các sợi chỉ len đã nhuộm màu khác nhau, tạo thành hoa văn kẻ ca-rô trên vải.

Vải len ca-rô được nhắc đến lần đầu tiên là từ thế kỷ III-IV sau Công nguyên. Vải này được người Gael cổ (nay là người Scotland và Ireland) dùng làm áo choàng ấm, áo choàng được mặc ngoài áo sơ-mi và dài đến đầu gối (gọi là kilt lớn – the great kilt). Điểm đặc trưng của áo choàng là những nếp gấp xếp ly và buộc lại bằng thắt lưng, phần thân trên được gắn chặt vào vai trái để thuận tiện cho tay phải cầm kiếm. Vào ban đêm, nếu buộc phải qua đêm ngoài trời, áo choàng sẽ trở thành một tấm chăn ấm. Người Scotland sẽ tấm nước lên chăn, sợi len sẽ phồng lên vì ngậm nước và trở nên giống một tấm giáp – không cho gió thổi vào từ bên ngoài và không cho hơi ấm thoát ra từ bên trong. Loại trang phục này dần được biến đổi và tạo nên chiếc váy nam Scotland nổi tiếng ngày này – kilt nhỏ – the small kilt – một tấm vải quấn nửa thân dưới.

Thuật ngữ kilt là dạng từ tiếng Anh, xuất phát từ Anglo-Scotland, mang ý nghĩa “để quấn vải xung quanh cơ thể.”

Trong một thời gian rất dài ở Scotland, tartan đã đóng vai trò là dấu hiệu của sự liên kết giữa các bộ lạc. Tuy nhiên, ban đầu những chiếc áo tartan được dệt ở Scotland không có tên gọi hay ý nghĩa đặc biệt. Các nhà sử học vẫn tranh cãi về nguồn gốc của từ “tartan”.

Một số học giả, đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ lâu đời giữa Pháp và Scotland, bắt nguồn từ nguồn gốc của tên gọi tiretaine Trung Pháp – “vải len thô”. Những người khác nhấn mạnh vào từ nguyên của người Celt, chỉ ra rằng trong tiếng Gaelic Scotland hiện đại, từ tarsainn có nghĩa là “chéo”, “ngang qua”. Thật vậy, ban đầu từ “tartan” biểu thị nguyên tắc dệt vải: mỗi sợi ngang đè lên hai sợi dọc, sau đó luồn dưới hai sợi, v.v. Ngoài ra còn có một phiên bản của nguồn gốc từ này có nghĩa là “màu sắc của địa phương”. Tartan được dệt bằng tay từ lông cừu trong nước, nhuộm bằng thuốc nhuộm có nguồn gốc địa phương. Màu đen được lấy từ vỏ cây alder, màu xanh lam từ quả việt quất, màu xanh lá cây từ hoa ngô, màu đỏ từ địa y đá, màu vàng từ cây dương xỉ và tổ điểu, màu nâu từ rong biển, v.v.

Vì vậy, có những biến thể của các loại vải đặc trưng cho từng vùng, và có thể xác định một người đến từ đâu dựa vào màu sắc quần áo của người đó. Theo thời gian, một số kết hợp màu sắc nhất định của tartan đã được cố định trong nhận thức của một số địa phương nhất định và sau đó thuộc sở hữu của người dân sống ở đó.
Quá trình chuyển đổi từ việc biểu thị địa phương sang biểu thị gia tộc, thị tộc, rất có thể, không sớm hơn giữa thế kỷ 18, khi các trung đoàn quân sự đầu tiên bắt đầu được hình thành từ người Tây Nguyên (Highlanders).

Hoa văn Blackwatch và những yếu tố Scotland trên trang phục của Ciel

Black Watch (lính tuần phòng đen), có lẽ là một trong những đơn vị chiến đấu nổi tiếng nhất của Scotland.

Lịch sử của nó bắt đầu vào năm 1725, khi Tướng George Wade, đại diện của Quân đội Hoàng gia Anh ở Scotland, tạo ra sáu đơn vị Highlanders – “Watch” (six watch companies), mặc trang phục mà sau này được gọi là tartan blackwatch. Từ đó, một trong những thương hiệu quân sự cổ điển và vĩ đại nhất thế giới đã được tạo ra. Ban đầu, các đơn vị tham gia tuần tra ban đêm trên núi, đó là lý do xuất hiện từ “đen” trong tên gọi.

Kể từ khi đơn vị tuần phòng này ra đời, tartan blackwatch đã trở thành một phần của đồng phục. Bao gồm ba màu – đen, xanh dương và xanh lá cây, phiên bản màu này được chọn vì dễ ngụy trang. Các binh sĩ của trung đoàn cũng được phát một chiếc chăn tối màu dài 12 mét có màu này như một phần của quân phục.
Tấm vải kẻ sọc được buộc vào cơ thể bằng dây da. Áo khoác đồng phục và áo vest có màu đỏ tươi, và một chiếc mũ nồi xanh được sử dụng làm mũ đội đầu. Các binh sĩ của trung đoàn được trang bị súng hỏa mai với một lưỡi lê, một thanh kiếm, một khẩu súng lục và một con dao găm dài.
Sau đó, blackwatch được dùng làm nền tảng cho nhiều mẫu tartan quân sự khác (Dress Gordon và Campbell).

Vào năm 1739, George II đã hợp nhất các đơn vị riêng biệt này thành một trung đoàn duy nhất, được biết đến với cái tên “Tuần phòng đen” – “Black Watch”.

Trung đoàn đã dành 270 năm tiếp theo để bảo vệ các lợi ích của Hoàng gia Anh, bắt đầu bằng trận đánh lớn đầu tiên – trận Fontenoy ở Flanders vào năm 1745. Tổng số trận chiến mà Black Watch đã chiến đấu là một con số đáng kinh ngạc – 164 trận, mỗi trận đều chiến thắng vang dội. Các binh sĩ của trung đoàn đã được tặng thưởng Thập tự giá Hoàng gia Victoria lần thứ 14 (một trong những giải thưởng quân sự cao nhất ở Anh) và có danh tiếng là một trong những đơn vị lừng lẫy nhất của Quân đội Anh. Sau năm 2006, Black Watch mất quy chế trung đoàn và trở thành một tiểu đoàn trong Trung đoàn Hoàng gia mới của Scotland.

The Royal Highland Regiment at Fontenoy, 1745. Signed and dated ‘W. Skeoch Cumming/1894’ (lower left).

Ngày nay, blackwatch tartan đã không còn chỉ mang thuộc tính quân sự và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế thời trang. Bất cứ ai cũng có thể chạm vào lịch sử bằng cách chọn mẫu hoa văn cao quý với những màu sắc thâm sâu súc tích này.

Tham khảo từ các nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Tartan
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kilt
https://en.wikipedia.org/wiki/Kilt
https://en.wikipedia.org/wiki/Gaels
https://en.wikipedia.org/wiki/Black_Watch
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Black_Watch_at_Fontenoy,_1745.jpg
https://vk.com/@krshtsj-uzory-na-tkanyah-v-temnom-dvoreckom

AnBr.